Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Ứng dụng này có mục đích nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh các hoạt động làm việc trong bộ máy quản lý. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp
Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước
Thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều nghị định văn bản pháp luật có chỉ thị về ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc hội, chính phủ.
Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin như Luật công nghệ thông tin được đề ra, theo nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2002. Với mục đích dùng để cung cấp thông công và dịch vụ thông quan cổng trực tuyến trên trang mạng chính thống mà chính phủ ban hành.
Bộ thông tin và truyền thông là cơ quan đầu não quan trọng trong việc quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước làm việc. Đồng thời, phải tham mưu và xây dựng kế hoạch rõ ràng đưa công nghệ vào quy trình, bộ máy hoạt động của chính phủ.
Bên cạnh đó, nơi đây chịu trách nhiệm đôn đốc, báo cáo, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Và Bộ thông tin và truyền thông cần có văn bản đề xuất kịp thời nhằm khắc phục các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện.
Trong thời gian ứng dụng công nghệ thông tin, Nhà nước và Đảng thực hiện chỉ thị mạnh mẽ giúp cải cách lại toàn bộ hành chính. Đồng thời, hiện đại hóa các quy trình làm việc.
Từ đó, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp làm việc thuận tiện, nhanh chóng. Bên cạnh đó, là tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, sánh vai cùng các nước phát triển đang ứng dụng công nghệ thông tin thành công.
Song song với các chỉ thị ban hàng xuống các cơ quan tỉnh thành trong cả nước, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đang được hoàn thiện. Để dễ dàng triển khai các hoạt động quan trọng.
Chính phủ cũng tuyển dụng số lượng lớn cán bộ, công chức hỗ trợ cho văn phòng công nghệ thông tin. Đồng thời, chính chủ cung cấp số lượng máy vi tính hiện đại, hỗ trợ tốt cho công việc ứng dụng công nghệ.
Các công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước đã trang bị đầy đủ máy tinh phục vụ cho công việc. Hệ thống thư điện tử, quản trị mạng nội bộ đã và đang triển khai xuống các bạn tỉnh thành, quận huyện khắp cả nước.
Theo thống kế, có đến 85% các sở cấp, ban, ngành, quận, huyện,…trực thuộc trung ương đã được kết nối mạng truyền thông số, chuyên dùng cho các cơ quan nhà nước. Mạng nội bộ này góp phần đẩy nhanh tiến độ liên lạc. Bên cạnh đó, đảm bảo được mật độ an toàn cho các dữ liệu quan trọng của nhà nước.
Toàn bộ máy tính của cơ quan nhà nước đều được trang bị thiết bị “tường lửa” (Firewall). Đây là thiết bị bảo mật cấp cao chặn các thư rác và “hacker” (đánh cắp dữ liệu) xâm phạm.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước với tên miền là www.gov.vn. Là cổng thông tin điện tử công bố của cơ quan nhà nước để thông báo và hướng dẫn các thông tin hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai hệ thống này, đã mang lại hiệu quả bước đầu rõ rệt.
Nhờ việc sử dụng cổng thông tin nội bộ mà năng suất làm việc của các cán bộ được diễn ra tốt hơn, tiết kiệm thời gian, các chi phí,…. Đồng thời, đẩy nhanh việc chuyển nhận văn bản để đáp ứng yêu cầu kịp thời trong mọi tình huống.
Theo báo cáo, thành phố Hà Nội đã tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng từ khi triển khai ứng dụng công nghệ vào vận chuyển thư từ. Và tỉnh Bắc Giang đã tiết kiệm đến 14 tỷ đồng trong năm 2015.
Đặc biệt, cơ quan nhà nước còn triển khai họp trực tiếp trong việc ứng dụng công nghệ thông. Nhằm rút ngắn thời gian, chi phí đi lại của các cán bộ, công chức. Đồng thời, giúp các cán bộ triển khai kịp thời các khoá học tập bồi bổ kiến thức từ trên trung ương xuống địa phương.
Ngoài ra, việc họp trực tuyến còn góp phần đưa số lượng thành viên tăng cao lên. Giúp cho việc thực hiện chỉ thị của Đảng và Nhà Nước được phổ biến rộng rãi hơn trước.
Ứng dụng công nghệ thông tin làm việc với người dân và doanh nghiệp
Đến nay, 98% các cơ quan ngang bộ, thuộc chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có các trang tin tức riêng. Để cung cấp thông tin cần thiết mỗi ngày đến với người dân và các doanh nghiệp.
Qua đó, người dân có thể tìm kiếm thông tin, tra cứu và gửi thư điện tử đến với các cơ quan nhà nước tại cá tỉnh thành đang sinh sống. Để giải đáp các thắc mắc phục vụ cho cuộc sống và công việc cho người dân, doanh nghiệp được tốt nhất.
Mặc dù ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước đã được những kết quả lớn. Nhưng các hoạt động này vẫn còn những hạn chế, mà chính phủ đang tìm kiếm giải pháp khắc phục sớm.
Cụ thể, ứng dụng công nghệ thông tin trong các dự án quản lý có quy mô vừa và nhỏ. Và cũng chưa thật sự kết nối 100% cũng như điều hành xử lý các công nghệ với quy mô to lớn.
Còn rất nhiều người dân chưa hiểu rõ về công nghệ, doanh nghiệp chưa hoàn toàn tin tưởng vì lo lắng các thông tin có thể chưa được bảo mật an toàn. Hiện nay, các công tác quản lý hộ khẩu, căn cước, lưu trú, bảo hiểm, y tế, giáo dục,…vẫn chưa được xây dựng công nghệ chỉn chu và bài bản.
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguồn như lãnh đạo các cấp chưa thật sự quyết tâm ứng dụng công nghệ, mà chỉ thực hành chỉ thị qua loa. Có ứng dụng công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa nắm vững các phần mềm làm việc,…dẫn đến việc triển khai còn nửa vời.
Phải công nhận ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thật sự là một bước tiến phát triển lớn của nước ta trong thời gian qua. Tuy chưa đạt những thành tựu xuất sắc, nhưng đã dần hoàn thiện các ứng dụng, phục vụ tốt cho nhu cầu thông tin, kết nối người dân và doanh nghiệp đến với chính phủ được dễ dàng và nhanh chóng hơn.