Một trong những điều chiếm phần quan trọng và nhận được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư khi thực hiện những dự án phát triển các cơ sở hạ tầng đó chính là chi phí quản lý dự án bao gồmnhững gì? Tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về việc quản lý dự án đầu tư này thì lại là một điều không hề dễ dàng vì không phải ai, kể cả những nhà đầu tư cũng chưa thể nắm rõ được một cách chính xác nhất. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chi phí quản lý dự án ngay trong bài viết dưới đây một cách rõ ràng hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi!
Chi phí quản lý dự án là gì?
Trước khi tìm hiểu về chi phí quản lý dự án bao gồm những gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về khái niệm quản lý dự án. Quản lý dự án là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện các dự án, ở một số công ty thì người ta sẽ có một bộ phận quản lý dự án riêng biệt.
Chi phí quản lý dự án chính là một khoản tiền được khâu tổ chức bỏ ra đầu tư cho đến lúc dự án của công ty được hoàn hiện và thành công. Những khoản chi phí này sẽ bao gồm có chi phí tổ chức dự án, chi phí thiết kế dự án và những khoản chi phí để lên kế hoạch hoàn thành dự án, chi phí để kiểm soát dự án được thực hiện một cách tốt nhất.
Chi phí quản lý dự án bao gồm những gì?
Chi phí quản lý dự án đầu tư chính là những khoản chi phí cần thiết để có thể tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án một cách cẩn thận nhất từ lúc thực hiện cho đến lúc kết thúc dự án.
Chi phí quản lý dự án đầu tư sẽ được quy định theo điều 21 nghị định 68//2019/NĐ-CP bao gồm có những khoản như sau đó là:
- Tiền công để trả lương cho những người lao động theo đúng như hợp đồng lao động được đưa ra
- Tiền công cho những cán bộ đã và đang chịu trách nhiệm quản lý cho dự án đầu tư
- Tiền phúc lợi tập thể
- Tiền cho những khoản phụ cấp lương hay tiền thưởng dành cho những quản bộ quản lý cũng như là những người công nhân lao động cho dự án
- Tiền cho những khoản như là bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội
- Tiền đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin của cả toàn bộ công trình, khoản đầu tư cho việc đào tạo nâng cao cho những người, những cán bộ theo dõi và có trách nhiệm quản lý dự án của công ty
- Tiền thanh toán dịch vụ nước, điện, mạng.v.v.
- Thông tin, liên lạc
- Chi phí thuê mướn
- Chi phí sửa chữa và chi phí mua sắm những tài sản quan trọng để có thể phục vụ cho quản lý dự án
- Chi phí công tác
- Khoản chi phí dự phòng và những khoản chi phí phát sinh khác trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án
Cách để tính chi phí quản lý dự án cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong đó dự án đầu tư cần phải có mức chi phí phù hợp và nằm trong phạm vi cho phép. Để có thể thực hiện tốt được việc quản lý chi phí dự án đầu tư thì nhà nước cần phải xây dựng quy định pháp luật thật rõ ràng về mức chi phí quản lý dự án.
Cách tính chi phí quản lý dự án đúng nhất
Chi phí quản lý dự án sẽ bao gồm có những định mức riêng biệt để có thể phân loại. Mỗi loại chi phí sẽ có một định mức % khác nhau, chi phí quản lý dự án sẽ chiếm định mức như sau: Chi phí dự án = (% chi phí quản lý * chi phí của thi công * chi phí của mua sắm trang thiết bị)/ Tổng số tiền đầu tư cho dự án.
Trong đó thì chi phí thi công và chi phí mua sắm các trang thiết bị chưa được bao gồm thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, chi phí quản lý dự án còn được tính dựa vào khối lượng công việc của dự án, số tiền đầu tư của dự án là nhỏ hoặc lớn. Những điều này sẽ được bên thuê dịch vụ và bên nhận dịch vụ hướng dẫn và quản lý sao cho thật phù hợp và thống nhất với thỏa thuận, điều khoản có liên quan. Chi phí tư vấn, chi phí thuê cùng với chi phí quản lý sẽ không được vượt quá chi phí quản lý của dự án.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết để có thể trả lời cho câu hỏi chi phí quản lý dự án bao gồm những gì mà chúng tôi tổng hợp, phân tích và muốn chia sẻ đến các quý vị độc giả. Hy vọng bài viết này sẽ thật sự có ích và giải đáp được những thắc mắc bấy lâu nay của các bạn về khoản chi phí quản lý dự án. Cuối cùng xin cám ơn quý vị độc giả thân mến vì đã theo dõi đến cuối bài viết !